Quỹ đất nội thành ngày càng khan hiếm cộng với quá trình rà soát lại khiến thị trường bất động sản lớn nhất nước rơi vào tình trạng cung giảm.
Điều đó đã khiến thị trường BĐS ở các khu vực giáp TP.HCM như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, đặc biệt là Đồng Nai sôi động hẳn.
Dồn lực triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm tại Đồng Nai
Tại phiên khai mạc kỳ họp cuối năm 2019 của Quốc hội sáng 21-10, Chính phủ cho biết, sẽ dồn lực triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trong năm 2020, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tại kỳ họp lần này, Chính phủ đã có báo cáo riêng gửi Quốc hội về nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sân bay Long Thành, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 4,8 tỷ USD (khoảng 111.689 tỷ đồng). Các hạng mục giai đoạn 1 sẽ gồm một đường cất hạ cánh; một nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa một năm và các hạng mục phụ trợ.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành hoàn thành giải phóng mặt bằng chậm nhất tháng 10/2020, để đầu năm 2021 có thể khởi công sân bay Long Thành, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2025.
Phối cảnh sân bay Long Thành
Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 vừa được Chính phủ trình Quốc hội, hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành gồm 3 tuyến đường bộ và 2 tuyến đường sắt. Trong đó, tuyến số 1 dài 3,8km kết nối trục chính đầu phía Tây sân bay Long Thành với quốc lộ 51, tuyến số 2 dài 3,5km sẽ kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến số 3 dài 8,5km kết nối trục chính đầu phía Đông sân bay Long Thành với đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết.
Ngoài ra cần bổ sung tuyến đường trên cao đi dọc theo đường tỉnh 25C, vượt qua sông Đồng Nai, đi theo đường trục Bắc Nam, kết nối vào tuyến đường trên cao số 3 để liên thông với toàn bộ hệ thống đường trên cao của TP.HCM tới các khu vực quan trọng của TP.HCM và sân bay Tân Sơn Nhất.
Bất động sản hút vốn đầu tư
Theo thông lệ, hạ tầng được kết nối luôn kéo theo dòng vốn đầu tư lan theo. Ông Nguyễn Hoàng - Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, hạ tầng đã đưa thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh TP.HCM được đẩy lên một cấp độ mới, thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý như thành phố Biên Hoà, huyện Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)….
"Đây là sẽ là cú hích cho thị trường, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP.HCM về, cũng như tạo điều kiện an cư cho những gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực", ông Hoàng nói.
Thực tế, xu hướng giãn dân ra các vùng lân cận để tạo không gian thở cho trung tâm đã được nhà nước định hướng. Đó cũng là một trong những động lực cho bất động sản vùng giáp ranh tăng trưởng.
Khách hàng nhanh chóng quyết định "xuống tiền" cho các dự án đô thị sinh thái thông minh tiềm năng tại Đồng Nai - Ảnh CHIỀU THU
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, cơ hội của bất động sản vùng phụ cận là không thể phủ nhận. "Song cơ hội này phải được đầu tư bài bản, phải nghiên cứu, khảo sát nhu cầu từng địa phương, đầu tư theo quy hoạch, pháp lý rõ ràng để từ đó hình thành nên những khu dân cư đáp ứng nhu cầu sử dụng thật. Và các doanh nghiệp lớn đang làm được điều đó ở thị trường vùng ven bằng những dự án qui mô và đầu tư bài bản về tiện ích", ông Châu nhận định.
Khu đô sinh thái thông minh cất tiếng
Chia sẻ kinh nghiệm về cách chọn dự án "vệ tinh", giới chuyên gia cho rằng nên lựa chọn được vị trí phù hợp, tìm hiểu về năng lực chủ đầu tư và pháp lý dự án.
"Giới đầu tư từ TP.HCM hoặc xa hơn là Hà Nội, Hải Phòng khi tìm về các đô thị vệ tinh đầu tư, họ thường đặt niềm tin đầu tiên vào những chủ đầu tư họ đã biết khi còn làm ăn ở sân nhà. Do vậy, các chủ đầu tư lớn đã thành danh ở TP.HCM và Hà Nội sẽ được lựa chọn đầu tiên", anh Nguyễn Đức Kiên, giám đốc một công ty môi giới BĐS tại Đồng Nai chia sẻ.
Theo vị này, những cái tên như Novaland khi đến Đồng Nai đã lập tức có được sự quan tâm nhiều hơn từ giới đầu tư là một thực tế dễ hiểu. Tập đoàn này hiện đang phát triển dự án đầu tiên trong chuỗi Bất động sản Khu đô thị vệ tinh của mình. Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng khi nằm ở vị trí kết nối giao thương chiến lược. Từ đây, cư dân có thể sáng rời nhà đi làm trên trung tâm TP.HCM và chiều tan sở về nhà với một khoảng thời gian ngắn. Dự án còn kết nối nhanh chóng về sân bay Quốc tế Long Thành chỉ trong vòng 20 phút khi đường Hương Lộ 2 kết nối dự án vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City sở hữu vị trí đắc địa kết hợp thế 3 mặt giáp sông.
Ngoài ra, lợi thế vị trí kết hợp với ưu thế địa lý 3 mặt giáp sông, dự án như một ốc đảo tươi mát nằm trong vùng xanh của Biên Hòa, được bao bọc bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, sông Trong…
Anh Vũ Đình Vinh, ngụ tại Biên Hòa đã tìm đến Aqua City với mong muốn sở hữu một bất động sản tại dự án vừa để đầu tư, vừa để ở. Anh tỏ ra khá hồ hởi với dự án Đô thị sinh thái thông minh đầu tiên được phát triển tại Biên Hòa, Đồng Nai. "Sống xanh là vô giá bởi bạn có thể có nhiều tiền nhưng không thể dùng tiền để mua được không khí trong lành. Vì vậy, tôi rất ấn tượng với Aqua City bởi không gian sống xanh mát trong một khu đô thị có đầy đủ tiện nghi và đa dạng tiện ích "ngay tại cửa", anh Vinh chia sẻ.
Cũng theo anh Vinh, với quy luật vết dầu loang, bất động sản sẽ phát triển và mở rộng dần ra các vùng vệ tinh sát thành phố trung tâm nên anh hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng sinh lời của Aqua City.